ĐT: 02273 645 141
Mail: benhvienmattb@gmail.com
Sitemap
Giới thiệu
Dịch vụ khám chữa bệnh
Các bệnh về mắt
Các bệnh lý về mắt
Chăm sóc bảo vệ mắt
Tin tức - sự kiện
Thư viện văn bản
Tuyển dụng
Sơ đồ tổ chức
Sơ đồ nhân sự
Ban lãnh đạo
Trang chủ
Giới thiệu
Dịch vụ khám chữa bệnh
Các bệnh về mắt
Các bệnh lý về mắt
Chăm sóc bảo vệ mắt
Tin tức - sự kiện
Thư viện văn bản
Tuyển dụng
Sơ đồ tổ chức
Sơ đồ nhân sự
Ban lãnh đạo
VMTB
:: Các bệnh về mắt ::
DỊCH VỤ KHÁM CHỮA BỆNH
Bảng giá VTYT
Bảng giá thuốc
Phẫu thuật tạo hình-Thẩm mỹ
Phẫu thuật thủy tinh thể
Bảng giá các DVKT
Khám mắt tổng quát
Khám mắt toàn diện
Giác mạc và khúc xạ
Khám và điều trị lão thị
Phẫu thuật khúc xạ
HỖ TRỢ TRỰC TUYẾN
Cán bộ hỗ trợ:
Hotline: 02273 645 141
Email: benhvienmattb@gmail.com
LIÊN KẾT
Ngày đăng 04/03/2015 03:44:47 PM
10 bệnh lý nguy hiểm thường gặp nhất ở mắt ai cũng nên cảnh giác
Công nghệ số và công nghiệp hóa ngày càng phát triển, mắt thường xuyên phải tiếp xúc với các phương tiện điện tử hoặc khói bụi, hóa chất do ô nhiễm môi trường khiến các bệnh lý về mắt ngày càng gia tăng. Cùng chuyên gia BSCKI. Đoàn Thu Hiền - Trưởng chuyên khoa Mắt, Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC tìm hiểu 10 bệnh lý thường gặp nhất ở mắt để biết cách phòng tránh và điều trị sớm bệnh
1. Dị ứng mắt
Dị ứng là bệnh phổ biến thường gặp nhất ở mắt. Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến dị ứng mắt như tiếp xúc trực tiếp với ánh sáng mặt trời, chất độc, không khí, bụi, phấn hoa, thực phẩm… Khi dị ứng mắt sẽ trở nên đỏ, ngứa và gây khó chịụ.
2. Tật khúc xạ
Tật khúc xạ là nguyên nhân phổ biến nhất gây ra các vấn đề về thị giác, điển hình là các triệu chứng cận thị, viễn thị, loạn thị, lão thị.
Giải thích nguyên nhân của tật khúc xạ BSCKI. Đoàn Thu Hiền - Trưởng chuyên khoa Mắt, Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC cho biết: “Mắt chúng ta có thể nhìn được các vật khác là do khi có ánh sáng đi qua giác mạc đến võng mạc sẽ xảy ra hiện tượng khúc xạ trong mắt. Khi mắt không có khả năng hội tụ một cách chính xác những tia sáng từ vật vào mắt đúng trên võng mạc thì gọi là mắt có tật khúc xạ. Tật khúc xạ xảy ra do độ dài của nhãn cầu, sự thay đổi hình dạng của giác mạc hoặc do lão hóa tự nhiên của mắt và những người này thường sẽ phải đeo kính để điều chỉnh thị lực giúp mắt nhìn rõ các vật.”
3. Viêm kết mạc (đau mắt đỏ)
Tuy là một bệnh lành tính nhưng đau mắt đỏ lại có khả năng lây nhiễm cao từ người này sang người khác qua đường hô hấp, dịch tiết hay dùng chung đồ vật… và dễ bùng phát thành dịch nếu không có biện pháp hạn chế lây lan.
Đau mắt đỏ có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau như nhiễm trùng, vi khuẩn, virus xâm nhập qua tay bẩn hoặc thậm chí là do dị ứng.
Bệnh gây đau, sưng, ngứa, đỏ, chảy nước mắt, mắt nhiều gỉ, có thể giảm thị lực... Bất cứ ai cũng có thể mắc bệnh, từ trẻ em, người lớn tới người già và có thể bị tái đi tái lại nhiều lần do cơ thể không sản sinh ra miễn dịch trọn đời với bệnh viêm kết mạc.
4. Viêm bờ mi mắt
Là một bệnh lý mạn tính rất phổ biến hay gặp ở người trung niên và cao tuổi. Bệnh dù ít nguy hiểm nhưng lại gây rất nhiều khó chịu cho bệnh nhân như ngứa, cộm xốn, cảm giác bỏng rát, khô mắt,…
Nguyên nhân gây viêm bờ mi mắt có thể do: Rối loạn chức năng tuyến Meibomian, khô mắt, nhiễm nấm/ ký sinh trùng/ vi khuẩn trên mí mắt.
5. Chắp, lẹo mắt
Chắp, lẹo mắt là bệnh lý khá phổ biến do tụ cầu khuẩn hoặc vi khuẩn xâm nhập vào tuyến chân lông mi gây viêm nhiễm cấp tính. Những người bị chắp, lẹo mắt, mi mắt thường sưng nhẹ, ngứa và hơi đỏ. Sau khoảng 3 đến 4 ngày chỗ đau nổi lên một khối to cỡ hạt gạo. Nếu để mụn lẹo mưng mủ và vỡ, lâu ngày sẽ gây ứ phù màng tiếp hợp.
6. Viêm loét giác mạc
Giác mạc là lớp mô trong suốt ngoài cùng, cho phép ánh sáng đi qua của mắt nên phải tiếp xúc trực tiếp với vi khuẩn và bụi bẩn từ môi trường bên ngoài. Thông thường, nước mắt sẽ giúp làm sạch giác mạc nhưng nếu mức độ gây khuẩn vượt quá khả năng làm sạch của nước mắt hoặc những vết thương cực nhỏ gây ra bởi kính áp tròng, dụi mắt cũng có thể sẽ gây viêm loét giác mạc. Đặc biệt, việc thiếu vitamin A trong các khẩu phần dinh dưỡng hàng ngày là nguyên nhân chính gây loét giác mạc
Viêm loét giác mạc nếu không được điều trị kịp thời có thể gây mù vĩnh viễn.
7. Đục thủy tinh thể
Đục thủy tinh thể hay còn gọi là đục nhân mắt, bệnh cườm khô, hay cườm đá: là hiện tượng thủy thủy tinh thể trong mắt bị mờ đục không còn trong suốt gây giảm thị lực, nhìn mờ thậm chí có thể dẫn tới mù lòa.
Có nhiều nguyên nhân gây đục thủy tinh thể bao gồm: mắc các bệnh khác tại mắt tái đi tái lại nhiều lần (viêm màng bồ đào…), chấn thương mắt, tiếp xúc với tia tử ngoại, yếu tố di truyền… tuy nhiên nguyên nhân chủ yếu được phát hiện nhiều nhất là do lão hóa.
Đục thủy tinh thể thường hình thành ở cả hai mắt nhưng bệnh không bao giờ xảy ra cùng một lúc ở cả hai mắt, bệnh có thể dễ dàng được loại bỏ bằng phương pháp phẫu thuật mổ đục thủy tinh thể.
8. Tăng nhãn áp
Chứng tăng nhãn áp là nguyên nhân thứ 2 gây hiện tượng mù vĩnh viễn trên thế giới. Bệnh thường gặp ở những người trên 40 tuổi và những người có tiền sử gia đình bị bệnh tăng nhãn áp có nguy cơ cao mắc bệnh hơn những người khác.
Nguyên nhân chính của chứng tăng nhãn áp là sự gia tăng áp lực của chất lỏng trong mắt khiến dây thần kinh thị giác bị hỏng làm ảnh hưởng tới thị lực của mắt.
Bệnh tăng nhãn áp có thể xảy ra đột ngột mà không có triệu chứng,vì vậy hãy thường xuyên đi khám mắt định kỳ để phòng tránh, phát hiện bệnh.
9. Viêm màng bồ đào
Viêm màng bồ đào gây viêm bên trong mắt khiến mắt trở nên sưng đỏ. Bệnh có thể lây lan, phá hủy mắt rất nhanh và thậm chí gây mù nếu không được điều trị sớm và điều trị kịp thời.
Những người có hệ miễn dịch bị suy yếu như AIDS, viêm khớp dạng thấp, viêm loét dạ dày dễ bị viêm màng bồ đào.
Triệu chứng của bệnh: mắt hơi đỏ, nhìn ánh nắng bị chói, đau hoặc viêm sâu bên trong. Những triệu chứng trên có thể lặp đi lặp lại, không rõ ràng, vì thế nếu thấy mắt có dấu hiệu bất thường thì hãy ngay lập tức đi khám tại các bệnh viện mắt hoặc bệnh viện đa khoa có chuyên khoa mắt gần nhất.
10. Thoái hóa điểm vàng (ARMD hoặc AMD)
Thoái hóa điểm vàng (thoái hóa hoàng điểm) là nguyên nhân gây mất thị lực hàng đầu thế giới, chiếm khoảng 50% các trường hợp khiếm thị. Bệnh liên quan nhiều đến tuổi tác, thường gặp ở những người trên 50 tuổi, tuy không gây mù hoàn toàn nhưng sẽ làm suy yếu nghiêm trọng khả năng đọc, lái xe, nhận dạng màu sắc.
Điều nguy hiểm hơn là thoái hóa điểm vàng thường chỉ được phát hiện khi đã có tiến triển nặng do bệnh không có triệu chứng vì thế rất khó để phát hiện bệnh.
Bí quyết chăm sóc mắt hiệu quả
Nếu không được chăm sóc đúng cách, đôi mắt sẽ yếu dần và rất có thể sẽ gặp phải những bệnh kể trên. Hãy bỏ túi ngay những mẹo sau để có được một đôi mắt sáng, khỏe, đẹp.
- Bổ sung vitamin và khoáng chất cần thiết: Thực phẩm giàu axit béo omega-3, lutein, kẽm và vitamin A, C và E;
- Đeo kính bảo vệ mắt: Đeo kính râm khi ra đường giúp hạn chế sự tác động của tia UV ảnh hưởng tới mắt, hoặc đeo kính cận, viễn, loạn thị với số phù hợp;
- Khi làm việc nhiều với máy tính, nên sử dụng loại kính chống ánh sáng xanh để chống lại tác động từ ánh sáng điện tử tới mắt.
- Tránh dụi mắt, để không làm xước giác mạc, khi bụi bay vào mắt hãy nhỏ nước mắt để dị vật chảy ra;
- Đắp dưa leo và nghỉ ngơi hợp lý giúp mắt giải tỏa stress, đồng thời cải thiện vùng bọng mắt;
- Khám mắt định kỳ 3-6 tháng/lần, nhất là người có bệnh lý, người trên 60 tuổi, hoặc khi mắt có biểu hiện bất thường;
- Khi gặp các vấn đề về mắt như mờ/lệch nếp mí, sa da mi, sa cung mày, sẹo mi,... cần thăm khám tại các cơ sở y tế chuyên khoa để được bác sĩ tư vấn cách chăm sóc da mi, phẫu thuật tái tạo sự cân bằng và thẩm mỹ cho mi mắt khi cần.
Các tin có liên quan
Bệnh đau mắt đỏ
Tai nạn trong lao động sản xuất
Nhận biết các triệu chứng các bệnh về mắt nguy hiểm
BỆNH VIỆN MẮT THÁI BÌNH
Địa chỉ: Khu trung tâm y tế - Đường Trần Lãm – Thành phố Thái Bình - tỉnh Thái Bình
Điện thoại: 02273 645 141 - 02273 831 142 - Fax: 02273 847 194
Email: benhvienmattb@gmail.com
COPYRIGHT © 2024 BY BỆNH VIỆN MẮT THÁI BÌNH